Ảnh : Đình Nho Lâm ( Hoa Lâm )
Sau khi Triệu Đà chiếm thành Cổ loa, Cao Lỗ đi theo để bảo vệ vua. An Dương Vương chém Mỵ Châu rồi nhảy xuống biển ở Mộ Dạ, Diễn Châu Nghệ An. Cao Lỗ ở lại vùng này, thấy có quặng sắt nên lập lò rèn ở đây. Sau đó vùng này phát triển thành tổng Cao Xá, gồm nhiều làng. Trung tâm vùng là làng Nho Liêm ngày nay. Kết quả khai quật và nghiên cứu khảo cổ học làng Hoa Lâm ( Sau do phạm huý nên đổi thành Nho Lâm , xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu đã cho thấy khu vực này có nhiều hiện vật sắt, lò luyện và rèn sắt thuộc thời đại Đông Sơn thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Dấu vết của lò luyện sắt còn hiện rõ ở đây là những nền cát bị nung đỏ, hình tròn, đường kính chừng 30 cm, chiều cao 20 - 25 cm, tường lò được đắp bằng đất sét trộn với trấu hoặt bã thực vật băm, nghiền nhỏ, đáy lò được kê bằng những viên đá to. Lò có hai cửa, một cửa để đưa gió vào, cửa kia để thải xỉ. Xung quanh lò, phát hiện nhiều cục quặng hoặc giọt xỉ sắt, than.
Theo lời kể của các vị cao niên, dưới triều vua Trần Nhân Tông (1279 - 1293), có sáu người thợ rèn giỏi tên là: Phạm Nguyệt, Tử Cung, Tử Hầu, Nguyễn Nga, Nguyễn Thận và Đỗ Bào quê ở làng Hoa Chàng (nay là Vân Chàng thuộc phường Đức Thuận tỉnh Hà Tĩnh) chuyên gánh lò bễ đi khắp nơi để rèn nông cụ. Khi tới vùng đất Tây Chân, thấy phong cảnh hữu tình, đồng ruộng bao la bát ngát mà hoang vu, dân cư thưa thớt nên đã dừng chân và mộ dân lập ấp, lấy tên làng cũ của mình mà đặt cho vùng đất mới là làng Hoa Chàng (nay là làng Vân Chàng, thị trấn Nam Giang). Tại đây, Lục vị tổ nghề đã cùng 15 vị tổ thuộc các dòng họ Đoàn, Trần, Vũ, Nguyễn, Đỗ, Ngô… chiêu dân lập làng, khai phá ruộng hoang, khơi thông sông ngòi, chia khu đặt xóm. Dần dần xóm làng ngày càng đông đúc, đất đai phì nhiêu, đời sống người dân trở nên sung túc hơn. Ở lại cùng nhân dân, 6 vị tổ nghề đã đem công nghệ rèn của mình mà truyền lại cho người dân để họ sản xuất các nông cụ phục vụ sản xuất. Sau một thời gian truyền nghề, dân làng ai nấy đều thành thạo, rèn giỏi Lục vị tổ nghề trở về quê cũ. Người dân Vân Chàng cảm công đức mà xây đình thờ tự, tôn 6 vị tổ nghề làm Thành Hoàng và mở hội tế lễ vào ngày 15-11 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ.