LUYỆN KIM ĐEN TẠI TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Người Hán Trung Hoa xuất phát từ bộ lạc Hoa Hạ ở đồng bằng sông Hoàng Hà . Nhà Hạ đã phát minh ra nghề đúc đồng và chế tác vàng bạc. Nhà Hạ tàn lụi để chuyển sang nhà Thương rồi nhà Chu. Thời Xuân Thu nhà Chu ( Thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên ) đã xuất hiện các nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Lão Tử và Tôn Tử. Người Trung Hoa đã  biết dùng lò cao để nấu gang luyện thành lưỡi cày và công cụ sản xuất, vũ khí.  Vùng đất Uyển của nước Sở và Hàm Đan của nước Triệu là hai trung tâm luyện kim lớn nhất Trung Hoa. Trung Quốc có loại đất sét chịu lửa rất tốt để xây thành lò cao. Người Trung Quốc còn biết cách hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của sắt. Họ thêm vào trong lò cao phốt phát sắt. Nếu cho thêm 6% phốt pho vào hỗn hợp sắt thì nhiệt độ nóng chảy bình thường là 1.130 độ sẽ giảm xuống còn 950 độ. Kỹ thuật ấy đã được sử dụng ở Trung Quốc trong thời kỳ đầu, sau đó nó bị bãi bỏ khi việc cải tiến lò cao cho thép không cần dùng đến nó nữa.

Trung Quốc là nước sản xuất gang sớm nhất trên thế giới, so với châu Âu sớm hơn 2000 năm. Về sau người Trung Quốc đã dùng gang luyện thành thép, thêm cácbon (than) vào thép non (sắt) hoặc giảm lượng cacbon trong gang thì sẽ tạo được thép. Than cho nhiệt độ cao hơn đã được dùng làm nhiên liệu cho lò cao ít nhất từ thế kỷ IV trước công nguyên. Một trong những phương pháp nấu gang là đặt quặng sắt vào những dẫy dài hình ống, lấy than phủ lên trên nồi rồi đốt. Kỹ thuật này có thêm một điều lợi là loại trừ sunfua khỏi quá trình nấu gang.

Người Trung Quốc còn phát minh ra phương pháp làm gang dẻo bằng cách ủ gang trong 7 ngày. Gang đã được ủ sẽ không bị  giòn, chịu được va đập mạnh.. Gang được ủ có độ dẻo như sắt rèn, nhưng lại bền và cứng hơn nhiều. Nó rất phù hợp để làm lưỡi cày.

Trung Quốc thời xưa đã có những tuyệt tác bằng gang. Năm 659 sau công nguyên nữ Hoàng Võ Tắc Thiên cho làm một cột gang hình tám cạnh, gọi là Đại Chu vạn quốc công đức của thiên xu (cột trung tâm ghi công đức nhà Đại Chu trong vạn quốc chư hầu). Cột đặt trên một cái đế bằng gang cao 6m, chu vi 51m. Bản thân chiếc cột có đường kính 3,6m và cao 32m. Trên đỉnh cột là một "tán mây" cao 3m, chu vi 9m, đỡ bốn con rồng bằng đồng cao 3,6m, mỗi con ngậm một hạt trai mạ vàng. ngày nay ta được biết tổng cộng khối lượng kim loại dùng cho công việc trình bày là khoảng 1.345 tấn. Ngoài ra ngôi tháp Ngọc Tuyền ở Đương Dương (Hồ Bắc) hoàn toàn bằng gang được đúc  năm 1601 cao 13m

Vật thể bằng gang lớn nhất được đổ liền một khối là vật thể được dựng theo chiếu chỉ của Vua Thế Tông đời Hậu Chu (951 - 960 sau Công nguyên) Để kỷ niệm chiến thắng Hung Nô năm năm 954. Bức tượng này cao 6m, được gọi là Đại thiết sư ở Thương Châu (Hà Bắc). Nó rỗng bên trong và có thành dày từ 4-20cm.

 Người Trung Quốc thời cổ đại chủ yếu dùng phương pháp loại bỏ cacbon trong gang để luyện thép. Có hai phương pháp loại bỏ cacbon là ''xào gang'' và rót gang. Phương pháp loại bỏ cacbon trong gang để luyện thép bắt đầu từ thời Chiến Quốc. Quá trình loại bỏ cacbon này được tiến hành như sau: Người ta lấy các vật đúc bằng gang trắng đem gia nhiệt kết hợp thổi ôxy, sau đó để nguội, lại gia nhiệt thổi oxy qua mỗi lần gia công, vật liệu lại trở nên bền hơn một chút. Vì lý do đó người ta đặt tên phương pháp này là ''bách luyện pháp'' (phương pháp luyện 100 lần). Vì trong quá trình luyện thép này có thao tác giống như khi ta xào rau nên phương pháp được đặt tên là ''xào gang''. Trong phương pháp này người ta đem gang gia nhiệt đến trạng thái chảy lỏng, sau đó oxy hóa cacbon, sau mấy giờ là biến được gang thành thép, nhưng rất khó khống chế thành phần và tính năng của thép vừa luyện được. Phương pháp rót được khởi đầu từ đời Đông Hán, đến thời Nam – Bắc Triều thì đã thành thục. Nội dung phương pháp là thông qua việc chọn tỉ lệ phối liệu khi trộn gang và thép non (sắt) nên khống chế hiệu quả thành phần của vật liệu chế tạo được, nên luyện được loại thép theo yêu cầu.

Ở châu Âu mãi đến thế kỷ XIX mới có kỹ thuật luyện gang thép. Vào năm 1845, một người Anh là Cairy đã học tập kỹ thuật luyện gang thép ở các công xưởng của Trung Quốc, đến năm 1856 mới phát triển thành ngành kỹ thuật gang thép đầu tiên ở châu Âu. Năm 1858, Besemer phát minh lò luyện thép nổi tiếng mang tên ông. Từ đó về sau kỹ thuật luyện kim của châu Âu không ngừng phát triển và đã vượt hẳn Trung Quốc.

 

 

scrolltop