NGỌN LỬA MAY MẮN

 

Ngọn lửa may mắn

Thời nguyên thuỷ con người sống trong hang đá. Ngọn lửa từ sấm sét của thiên nhiên tạo ra những đám cháy rừng. Con người biết sử dụng lửa từ đó. Lửa được tạo ra từ hiện tượng thiên nhiên vô cùng kỳ vỹ nên đến lượt nó bằng sự kỳ vỹ của mình lại tạo nên đức tin cho con người. Đức tin vào sức mạnh lớn lao có thể làm nên mọi điều mà con người mong muốn đạt tới. Lửa luôn ở bên con người. Lửa giúp con người nấu chin thức ăn, sưởi ấm những đêm đông lạnh lẽo. Khi vui con người nhảy múa quanh đống lửa, khi buồn lửa làm bạn với người trong nỗi cô đơn của những đêm dài. Con người đã duy trì, giữ gìn ngọn lửa trong suốt thời gian từ cổ đại đến nay. Ngọn lửa cũng là tấm gương  để con người tự soi mình. Ngồi quanh đống lửa, những ai biết thường xuyên  cho thêm củi, khơi nguồn cho lửa cháy đều kẻ đó là người chăm chỉ và có ý chí  vươn lên mạnh mẽ. Ở Iran và một số khu vực quanh biển Caxpie đã tồn tại Hoả Giáo thờ ngọn lửa. Tại đài kỷ niệm các anh hùng liệt sỹ, ngọn lửa luôn cháy vĩnh cửu với thời gian.

Tại Việt Nam từ lâu con người đã coi lửa là thứ không thể thiếu. Chiếc bùi nhùi rơm giữ cho ngọn lửa luôn bên ta mọi lúc mọi nơi. Lửa khởi nguồn cho các nghi thức tế lễ. Khi linh hồn con người về với thế giới vĩnh hằng ngọn lửa sẽ dẫn đường cho họ.

Tại các làng rèn cổ, ngọn lửa được duy trì quanh năm trong các lò than. Từ 20 tết người ta nghỉ rèn để lo chuẩn bị tết. Đêm ba mươi tết, đúng giao thừa dân làng tập trung tế lễ tại đình thờ tổ nghề rèn. Sau lễ tế tổ nghề, người thợ rèn cao niên và giỏi nghề rèn được  chọn để châm lửa từ ban thờ tổ, sau đó dân làng truyền ngọn lửa về từng lò rèn của từng nhà và gõ tiếng búa đầu tiên trong năm mới. Nghi thức lấy lửa này thể hiện sự tôn minh với tổ nghề rèn và với ngọn lửa đã mang lại cơm áo cho dân làng.

scrolltop