Lịch sử nghề luyện và rèn sắt Việt Nam

    

Lò luyện sắt cổ đại Bloomery

Nghề luyện và rèn sắt đã ra đời vào khoảng thế kỷ 12  trước Công Nguyên  ở đồng bằng lưỡng hà của Iraq, trung đông cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Tây Phi cổ đại. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Hán cổ đại của bộ lạc Hoa Hạ ở đồng bằng sông Hoàng Hà Trung Quốc phát minh ra nghề luyện và rèn sắt. Đến thế kỷ thứ 8 trước công nguyên thì nghề sắt mới truyền từ khu vực Địa Trung Hải vào Trung Âu sau đó lan đến Bắc Âu.

   Tại Việt Nam văn minh đồ đồng Đông Sơn phát triển rực rỡ từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên nghề luyện sắt ở Việt Nam đã phát triển mạnh. Các kết quả khảo cổ học của Việt Nam đã cho thấy công cụ bằng sắt rèn như lưỡi cuốc, kiếm,  dao, rìu …v.v đã có từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên ở  đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Lam, ba nền văn minh chính của người Việt cổ.

 

Quặng sắt Nho Lâm Diễn Thọ Nghệ An

Phương pháp luyện quặng sắt cổ đại trên thế giới và Việt Nam đều giống nhau. Đó là phương pháp hoàn nguyên, khử bớt ô xy trong quặng sắt để thành sắt. Kết cấu các lò luyện quặng sắt  Bloomery trên thế giới cũng tương tự các lò  nấu quặng ở Việt Nam cổ đại. Lò được đắp bằng đất sét chịu lửa, dưới chân lò có các lỗ để thông gió tự nhiên hay quạt gió bằng bễ thụt. Quặng sắt tán nhỏ trộn với than củi cho vào qua  đỉnh lò. Riêng ở khu vực sông Lam lò luyện sắt gọi là Hông, hình tròn, đường kính chừng 30cm, chiều cao 20 - 25cm, tường lò được đắp bằng đất sét trộn với trấu hoặt bã thực vật băm, nghiền nhỏ, đáy lò được kê bằng những viên đá to. Lò có hai cửa, một cửa để đưa gió vào, cửa kia để thải xỉ. Than củi để ở giữa và quặng sắt chất bao quanh. Sau quá trình nung, sắt sẽ còn lại ở đáy lò ở dạng xốp, phải cho vào lửa rèn dập mới thành sắt thỏi nguyên liệu.

   Thời cổ đại Việt Nam có 6 trung tâm luyện sắt lớn. Luyện sắt Cổ Loa vùng sông Hồng. Đông Sơn ven sông Mã. Nho Lâm Diễn Thọ Nghệ An ven núi Thiết Sơn. Xuân Giang – Xuân Viên – Vân Chàng tỉnh Hà Tĩnh ven núi Hồng Lĩnh. Sa Huỳnh Quảng Nam và Dốc Chùa Bình Dương. Lò luyện sắt lâu đời nhất có lẽ là Nho Lâm Nghệ An có từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, khai thác quặng sắt từ núi Thiết Sơn.

  Sau khi người Trung Quốc đô hộ Việt Nam từ năm 179 trước công nguyên thì nghề đúc đồng và luyện sắt bị người Hán cấm đoán để ép người Việt Nam phải mua hàng kim khí của Trung Quốc. Nghề đúc đồng mai một đi, nghề luyện sắt phục hồi mạnh mẽ trong các thời kỳ độc lập cuả nước ta

scrolltop