Thanh Kiếm - Đỉnh cao của sáng tạo và sự thần bí

Ảnh : Kiếm Katana Nhật Bản

   Gươm là cách đọc đối với một từ Hán theo kiểu cổ và Kiếm là cách đọc theo tiêu chuẩn từ Hán Việt hiện đại bây giờ. Cả hai đều chỉ một thanh sắt dài nhọn để đâm hoặc chém kẻ thù. Có nhiều loại kiếm khác nhau như kiếm 3 cạnh, kiếm liễu là loại kiếm rất mỏng, nhẹ và dẻo dai, có thể cuốn tròn quanh người, kiếm lưỡi tròn. Kiếm 2 lưỡi còn gọi là kiếm lá, kiếm 1 lưỡi thường gọi là đao. Đao là thanh kiếm một lưỡi dài hơn, nặng hơn và dày hơn.

Trên thế giới có nhiều loại kiếm. Kiếm Claymore là của Scotland, kiếm Katana, Tachi, Odachi, Wakizashi của Nhật Bản v.v. Kiếm Damascus của Syria nổi tiếng huyền thoại về độ sắc. Katana của Nhật Bản thực ra là một loại đao vì nó cong và bản dày, cán dài, sắc một phía và chủ yếu dùng để chém bằng hai tay. Kiếm Katana khi rèn người ta cho thêm oxit Titan nên rất sắc và luôn sang bóng không gỉ kể cả sau vài trăm năm.

    Theo sự phát triển của xã hội và chiến tranh xuất hiện loại đao chuyên sử dụng cho kỵ sỹ gọi là Mã Tấu. Mã Tấu chủ yếu để chém, có hình cong, sắc một phía, bản dày và cứng để chịu lực va ngang. Loại nhỏ chuyên để chiến đấu trên mình ngựa. Loại to hơn dài hơn chỉ để chém đứt chân ngựa nhằm hạ gục kỵ sỹ gọi là Trảm Mã Đao. Mã Tấu thường có cán gỗ còn kiếm đa phần cán kim loại. Mã Tấu phổ biến tại Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam. Tại thế giới Hồi Giáo có tồn tại Mã Tấu đó là Machete-Dao quắm và Scimitar-Loan đao .

 

Ảnh : Kiếm Việt vương Câu Tiễn

    Thế giới cổ đại có ba trung tâm luyện kim lớn là Trung Đông, châu Á và Trung Mỹ. Trung tâm luyện kim Trung Đông lâu đời nhất. Ở Trung Quốc kiếm xuất hiện cách đây hơn 6000 năm. Đến thời Nhà Chu với cây kiếm huyện thoại nhất thế giới bằng đồng gần 2500 tuổi của Việt Vương Câu Tiễn. Từ thời Tống, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều môn võ phái sử dụng kiếm như: Toàn Chân Giáo, Võ Đang, Nga My, Ngũ Nhạc Kiếm Phái, Thiếu Lâm. Kiếm Trung Quốc có dáng thanh mảnh, sử dụng một tay một kiếm là đơn kiếm, và sử dụng hai kiếm hai tay là song kiếm.

   Loài người mê đắm kiếm và coi kiếm không chỉ là vũ khí mà là biểu tượng quyền lực, biểu tượng của văn hoá dân tộc. Kiếm Trung Quốc đa dạng và hiệu quả trong chiến đấu. Kiếm Damascus của Trung Đông tuyệt sắc và vô cùng nguy hiểm. Kiếm Nhật Bản đơn giản nhưng thanh tao và gắn với huyền thoại Samurai. Việc rèn một thanh kiếm đã được nâng lên thành một nghi lễ mang tính chất huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy và khi làm việc họ mặt một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Quá trình rèn kiếm Nhật phải diễn ra trong bóng tối. Kiếm Nhật mang biểu tượng tinh thần võ sĩ đạo.

 

Ảnh : Bộ Kiếm Daisho Nhật Bản

 

     Kiếm Việt Nam được rèn từ thời Văn Hoá Đông Sơn. Bắt đầu là kiếm đồng thau. Kiếm Việt Nam thời cổ đại có dáng thẳng và rộng bản, có 2 cạnh sắc, dùng để chém lẫn đâm. Kiếm Đông Sơn có hình dáng tương tự như kiếm Trung Quốc, Nhật Bản. Hoa văn trang trí trên chuôi và đốc kiếm rất đa dạng, có thể là hình chiến binh, hình người đàn bà hay các con vật như gà, voi... Những kiếm mang tính chất nghi lễ của người tầng lớp quan lại và nhà giàu có còn được gắn cả nhạc, chuông.Trong thời kỳ Bắc thuộc nghề đúc đồng của người Việt bị thất truyền do người Hán đô hộ hạn chế người Việt gia công đồ đồng và đồ sắt. Các đồ kim khí phải làm theo mẫu của người Hán nên kiếm và binh khí của người Việt giống theo kiểu của Trung Quốc. Kiếm của người Việt sử dụng cả kiếm thẳng 2 cạnh sắc, chuôi cầm 1 tay như của Trung Quốc lẫn loại trường kiếm lưỡi cong, đao có 1 cạnh sắc, chuôi dài và phải cầm cả hai tay. Loại trường đao cong này vẫn có thể nhìn thấy trên những bức tượng võ sĩ ở các lăng tẩm của giới quý tộc thời Lê, Mạc, Trịnh ở Thanh Hóa, Bắc Giang hay trong các lễ hội dân gian như hội đền Đô, Bắc Ninh. Trong thời kỳ tự chủ từ thế kỷ 10 sau công nguyên Việt Nam là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá phương Đông và Tây Âu nên kiếm Việt Nam không có trường phái riêng. Nhà Tây sơn cũng thường sử dụng Đao cong.

   Về danh kiếm thì Việt Nam nổi lên có thanh Thuận Thiên kiếm của Lê Lợi, gắn với sự tích trả gươm và rùa thần Kim Quy và thanh Long Đao của Vua Quang Trung. Các bài múa kiếm trong các phái võ Việt Nam và bí quyết rèn kiếm thất truyền. Ngày nay người ta có dạy kiếm trong các võ đường nhưng chủ yếu là để giữ gìn văn hoa cổ. Võ lâm Việt có Đạo võ nhưng chưa có Đạo kiếm.

    Rèn gươm kiếm là công việc rất đặc biệt, khi rèn thân, tâm hợp nhất làm một để tạo nên cái Đạo thì mới có kiếm hay. Người thợ phải có tâm với nghề, không chỉ rèn kiếm gươm tốt, đẹp mà phải thổi hồn vào thanh kiếm. Lưỡi kiếm là phần quan trọng nhất của thanh kiếm, tượng trưng cho sự hùng dũng, cứng cỏi, khí tiết, quý phái và cái hồn của thanh kiếm.

 

Ảnh : Bộ Kiếm Việt Nam.

 

( Bài và Ảnh có sử dụng nguồn từ Internet )

scrolltop